Wednesday, May 8, 2013

[Ngữ Văn lớp 11] Phân tích "Vội vàng" câu thơ thứ 5 đến 11


P/S: Ta không điền thơ vào các đoạn phân tích đâu nhóe, các nàng tự chêm :))

Vội vàng:


“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì; 

Này đây lá của cành tơ phơ phất; 

Của yến anh này đây khúc tình si. 

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; 

Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; 

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; ”




MB: Xuân Diệu (1916-1985 – Ngô Xuân Diệu)

- vần thơ của ông “ít lời, nhiều ý, súc tích như đọng lại bao nhiêu tinh hoa” (Thế Lữ), mệnh danh là "ông hoàng thơ tình", “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” (Hoài Thanh), có những cách tân mới mẻ về nghệ thuật, bắt gặp qua quan niệm sống chưa từng trong thi ca truyền thống: “Sống toàn tim, toàn trí, sống toàn hồn – Sống toàn thân và thức nhọn giác quan” (thanh niên), “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối – Cơn hơn buồn le lói suốt trăm năm” (Giục giã) “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất. - Không có chi bè bạn nổi cùng ta” (Hy Mã Lạp Sơn)

- Thi phẩm vội vàng của Xuân Diệu là 1 trong những tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu trong tập Thơ Thơ xuất bản năm 1938, được coi là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách Xuân Diệu

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh viết: "Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống".

- Trích đoạn không phải đoạn mở đầu những là đoạn tập trung tiêu biểu cho những thành công về mặt nghệ thuật cũng như thể hiện rõ rệt giá trị tư tưởng của bài thơ vội vàng

*Thân bài

- Nội dung: + Khổ thơ thể hiện 1 phát hiện mới của Xuân Diệu về thiên nhiên và sự sống: Có 1 thiên đường ở ngay trên mặt đất, trong tầm tay của mỗi một con người.

+ Là 1 chuỗi reo vui của tác giả trước 1 khu vườn xuân đầy cảnh sắc me eli

+ Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống: + có hương thơm, có màu sắc gợi sức sống mơn mởn, non tơ

+ Tràn ngập ánh sáng

-> thiên nhiên và sự sống được nhìn qua lăng kính của 1 thi sĩ tình yêu nên tình tứ, quyến rũ, tràn ngập xuân tình, hiện ra như 1 thế giới xuân tình rạo rực -> Vạn vật bán duyên nhau, ở trong mùa hạnh phúc, yêu đương, giao hòa vào nhau

Thiên nhiên hiện ra như 1 người tình ngồn ngộn sức sống, khiêu gợi, đầy sức quyến rũ

=> cuộc sống ở nhân gian

“với Thế Lữ, thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai xua ai nấy về hạ giới” (Thi nhân Việt Nam ).

- Khổ thơ thể hiện tình yêu mãnh liệt, đắm say của Xuân Diệu đối với thiên nhiên và đối với cuộc đời: Ở phần đầu tác giả đã mơ ước rất ngống cuồng và biện giải

“Tôi muốn tắt nắng đi 

Cho màu đừng nhạt mất 

Tôi muốn buộc gió lại 

Cho hương đừng bay đi”. 

=> Tình yêu bồng bột nhưng mãnh liệt -> Dù là người mất nước nhưng luôn giao cảm với đời, luôn khát khao mê luyến cuộc đời

Nghệ thuật:

- H/ả thơ: Tươi mới, táo bạo và đầy cảm xúc

- Cách sử dụng ngôn từ: - Chuyển đổi cảm giác, vị giác, lấy thứ vô hình so sánh với với cái hữu hình -> sự quyến rũ của mùa xuân hiện ra cụ thể

- Quan điểm thẩm mĩ mới: Con người, tuổi trẻ, tình yêu là chuẩn mực của vẻ đẹp trên thế gian -> quy chiếu vẻ đẹp của thiên nhiên về vẻ đẹp của 1 giai nhân -> Thiên nhiên hiện ra như 1 thế giới rạo rực say đắm, ái ân, nồng nàn -> Mùa xuân là mùa đpẹ nhất: mơn mởn non tơ

- Cấu trúc thơ: Những câu thơ ngũ ngôn quá tù túng, chật chội để diễn tả cảm xúc sung sướng, cảm hứng tuôn trào khiến câu thơ phải kéo dài ra, vắt từ dòng này snag dòng khác, ở cuối dòng thơ xuất hiện dấu “;” -> Mang dáng dấp hiện đại.

Âm điệu: Vừa dìu dặt, vừa trữ tình của câu thơ 8 chữ, góp phần thể hiện tình yêu cuộc đời của nhà thơ

3. Khái quát giá trị của đoạn thơ

No comments:

Post a Comment